Trà Thái Nguyên là loại trà xanh đặc sản của Thái Nguyên; một tỉnh thuộc vùng trung du ở phía Bắc nước ta. Trà xanh là một trong 6 loại trà cơ bản được làm từ cây trà (Camellia sinensis). Chỉ riêng trà xanh là không được lên men; nên loại trà này giữ gần như hoàn toàn các thành phần hoá học của lá trà tươi. Ở Việt Nam thì đặc sản thường gắn liền với tên địa danh. Và do Thái Nguyên nổi tiếng nhất về trà ngon. Thế nên cái tên Trà Thái Nguyên trở nên phổ biến là vì lý do này. Và dân gian cũng có câu ‘Chè Thái, Gái Tuyên’ là vì vậy.
Nguồn gốc của cây Trà Thái Nguyên
Giống trà Thái Nguyên thực ra có nguồn gốc từ Phú Thọ, đây là điều ít người biết, nhiều người lầm tưởng về nguồn gốc của trà Thái Nguyên như vậy là bởi cây chè ở Phú Thọ được đem về Thái Nguyên trồng từ rất lâu rồi và hương vị của trà khi được trồng ở Thái Nguyên lại ngon hơn hẳn ở Phú Thọ.
Năm 1922, người dân Thái Nguyên được lệnh phủ xanh đất trống đồi trọc, đây chính là thời điểm những người dân Thái Nguyên đầu tiên đặt nền móng cho trà Thái Nguyên nổi tiếng ngày nay. Cụ Đội Năm, sau này là nghệ nhân sao chè nổi tiếng với trà Cánh Hạc, đã cùng bà con Thái Nguyên đến vùng Bạch Hạc, Phú Hộ, Phú Thọ đem cây chè trung du về vùng Tân Cương, Thái Nguyên để trồng.
Vì sao Trà Thái Nguyên lại ngon hơn những nơi khác?
Cùng một giống trà khi trồng ở Thái Nguyên sẽ cho phẩm chất tốt hơn hẳn, hương vị thơm ngon mà không nơi nào có được. Bởi vùng đất này có điều kiện thổ nhưỡng với tỷ lệ các nguyên tố vi lượng đặc biệt phù hợp với cây chè, được hình thành chủ yếu trên nền Feralitic, macma axít hoặc phù sa cổ, đá cát; có độ pH phổ biến từ 5,5 đến dưới 7,0, thuộc loại đất hơi bị chua. Về khí hậu, vùng tiểu khí hậu phía Đông dãy núi Tam Đảo cao trên dưới 1.000m so với mực nước biển được cho là điều kiện lý tưởng cho phẩm chất chè được hoàn thiện. Các nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến yếu tố bức xạ nhiệt tại khu vực, tổng bức xạ nhiệt là 122,4 kcal/cm2/năm, trong đó lượng bức xạ hữu hiệu là 61,2 kcal/cm2/năm đếu thấp hơn so với chè khác, và đây chính là yếu tố quyết định đến chất lượng trà Thái Nguyên.
Chế biến Trà Thái Nguyên
Tại Trà Đai Gia trà được sản xuất theo quy trình làm trà truyền thống của Tân Cương Thái Nguyên nhưng với quy mô công nghiệp, nên đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh và trà luôn có chất lượng đồng đều, người sử dụng không gặp tình trạng mỗi lần sử dụng hương vị lại khác nhau.
Những nghệ nhân làm trà giàu kinh nghiệm trực tiếp đứng máy, kiểm soát các khâu quan trọng như xào, vò, sấy… đặc biệt là khâu sao lấy hương để làm nổi lên hương thơm đặc trưng và màu sắc đẹp hơn.
Sản phẩm Trà Thái Nguyên
Trà xanh Thái nguyên
Trà xanh Thái Nguyên cao cấp (bịch)
Trà xanh Thái Nguyên đặc biệt
Trà xanh Thái Nguyên đặc sản
Trà xanh Thái Nguyên thượng hạng
Trà xanh túi lọc (hộp 1.5g x 20 túi)
Thành phần và công dụng của trà xanh
Tổ chức y tế thế giới – WHO (: World Health Organization) đã bình chọn : ” trà là thức uống số 1 có lợi cho sức khỏe “. Vì sao họ lại công nhận như vậy ? Chúng tôi xin giới thiệu cho các bạn sơ lược về thành phần hóa học và tác dụng của trà (chè) xanh .
Chè xanh có rất nhiều hoạt chất nhưng trong đó bao gồm các thành phần chính sau:
1. Chất cafein:
Chất cafein: là chất chiếm hàng lượng nhiều thứ 2 trong cây trà ( khoảng 5% ). Chất cafein có nhiều nhất trong lá trà và ít nhất trong thân trà, vì thế chè búp luôn có giá mắc hơn với chè ban. Ngoài ra, một số người lầm tưởng chất cafein trong trà thấp hơn cà phê, thực tế lại trái ngược hoàn toàn – chất cafein trong trà nhiều hơn cà phê tuy nhiên loại ở dạng cafein tanat nên có tác dụng chậm hơn so với cà phê.
2. Chất Tanin:
Là chất có nhiều nhất trong chè, chất này thực tế là gì ? Tanin là một hợp chất polyphenol trong thực vật, có khả năng tạo liên kết với những protein và các hợp chất cao phân tử khác một cách bền vững. Thực tế nhờ chất này mà trà có giá trị dinh dưỡng cao do mùi vị của trà do chất này quyết định. Chất tanin trong trà càng nhiều thì mủi vị của trà càng ngon, và hàm lượng của chất tanin trong trà như thế nào tùy thuộc vào lá trà, lá trà non sẽ nhiều chất này nhất..
3. Protein và acid amin
Lá trà đã qua chế biến và càng để lâu thì chất protein ngày càng giảm và acid amin tăng lên. Chất acid amin quyết định mùi thơm của trà, trà càng nhiều axit amin thì càng mất mùi hương ( ngoại trừ các loại trà đã ướp hương như hương lài, hương cúc ) .Còn protein của trà nhiều hay thấp còn phù thuộc vào điều kiện ngoại cảnh như thời điểm hái trà, trà non hay trà già, chất lượng chăm sóc của người trồng..
4. Enzym
Chất enzym này ảnh hưởng đến màu sắc của lá trà, chủ yếu là 2 nhóm enzym : enzym oxi hoá khử và nhóm enzym thủy phân, còn lại các enzym khác không đáng kể.
5. Sắc tố
chất diệp lục, caroten, xanthophin.. các chất này sẽ quy định màu sắc của nước trà sau khi pha uống, từ màu xanh nhạt, xanh đậm cho đến màu nâu, nâu đậm. Khi gia công chế biến, các sắc tố này cũng thay đổi, tùy theo yêu cầu của thành phẩm mà gia công sẽ khác đi 1 tý, giống như trà đen thì phải gia công nhiều hơn trà xanh…Ngoài ra các sắc tố này cũng ảnh hưởng 1 phần đến hương thơm của nước trà.
6. Chất thơm
Chất thơm cũng là một thành phần quan trọng có trong trà, bao gồm 2 loại: chất thơm tự nhiên và chất thơm từ quá trình gia công chế biến. Chất thơm tự nhiên của trà rất thấp mà đa số sẽ phát sinh qua việc gia công.
7. Sinh tố
Trong trà có rất nhiều loại sinh tố: A, B, C, E, PP, F, D, K, P…, thông qua chất tanin mà các sinh tố này kết hợp bền vững với nhau và ít bị mất đi qua quá trình chế biến, vì thế chà có giá trị dinh dưỡng cao và được đánh giá là một trong những thức uống tốt nhất cho sức khỏe mà khá lại khá rẽ. Ngoài ra bột trà xanh còn được dùng để đắp mặt nạ vì nhiều khoáng chất và sinh tố.
Một số công dụng chính của trà xanh thái nguyên
- Giảm Cân
- Ngăn ngừa tiểu đường
- Ngăn ngừa bệnh tim
- Ngăn ngừa ung thư thực quản
- Giảm Cholesterol
- Giảm khả năng bị ben6nh Alzheimer và Parkinson
- Giảm khả năng sâu Răng
- Giảm khả năng bị cao huyết áp
- Chăm sóc da ( bột trà xanh)
Nếu bạn thích và thường xuyên uống trà xanh đó là điều tốt, nếu bạn chưa thích hãy bắt đầu uống ngay hôm nay bởi trà xanh được mệnh danh là thức uống tốt nhất. Nếu xét về lượng tiêu thụ thì nó chỉ đứng sau nước lọc.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.